Kinh nghiệm tổ chức sampling

Kinh nghiệm tổ chức sampling

    KINH NGHIỆM TỔ CHỨC SAMPLING

    Sampling là một phần trong marketing để quảng bá hình ảnh, sản phẩm doanh nghiệp được các doanh nghiệp thường xuyên sử dụng. Nhưng làm sao để tổ chức sampling hiệu quả, đạt được những thành tựu trong kinh doanh thì không phải ai cũng biết. Vậy làm sao để tổ chức sampling thành công hiệu quả. Hãy để chúng tôi chia sẻ đến bạn một số kinh nghiệm qua bài viết này nhé.

    1. Sampling Là Gì?

    Sampling là hoạt động phát sản phẩm mẫu dùng thử miễn phí cho người tiêu dùng nhằm quảng bá sản phẩm một cách trực tiếp đến người tiêu dùng, khách hàng mục tiêu để họ có thể có những trải nghiệm về sản phẩm đó. Mục đích là nhằm nhằm tăng doanh số bán hàng cho doanh nghiệp.

    Đây là một hình thức quảng cáo thông minh khi vừa có thể quảng bá sản phẩm vừa có thể thu hồi ý kiến của khách hàng một cách chính xác nhất từ đó doanh nghiệp có thể hoạch định những chiến lược phù nhất cho mình.

    Chúng ta có thể thấy sampling rất nhiều trong siêu thị, trung tâm thương mai với hình ảnh những cô PG mặc đồng phục đứng phát đồ ăn thử cũng như xe đẩy.

    2. Những Kinh Nghiệm Tổ Chức Sampling Thành Công

    2.1 Luôn lựa chọn hình thức sampling phù hợp

    Có 2 hình thức sampling phổ biến nhất là: door to door và face to face. Mỗi loại hình thức có những ưu và nhược điểm khác nhau. Điều quan trọng là bạn cần lựa chọn hình thức phù hợp với sản phẩm mà công ty kinh doanh. Điều đó sẽ giúp cho việc quảng bá sản phẩm một cách tối ưu nhất.

    Bên cạnh đó, bạn cũng cần vận dụng những kinh nghiệm và sự phân tích để có sự lựa chọn chính xác, đúng đối tượng, mục tiêu, thói quen mua sắm. Đó là những yếu tố quan trọng quyết dịnh sự thành công của chiến dịch quảng cáo sampling.

    2.2 Lựa chọn địa điểm sampling lý tưởng

    Tùy từng sản phẩm mà có những địa điểm sampling lý tưởng khác nhau. Do đó, chúng ta cần xác định đúng đối tượng khách hàng mục tiêu, hành vi, thói quen mua sắm, sinh hoạt nhằm khoanh vùng và lựa chọn hình thức phù hợp là cách thức để có thể phát sampling đạt được hiệu quả tốt nhất.

    Không phải tất cả các địa điểm đều có thể phát sampling, mà phải tìm địa điểm có nhiều khách hàng mục tiêu của mình thì mới có thể sampling tốt nhất. Ví dụ:

    2.3 Lựa chọn booth sampling phù hợp

    Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại booth sampling khác nhau, được làm từ gỗ cho đến sản xuất cơ khí, các loại booth sampling sản xuất hàng loạt, đồng bộ, tiện lợi và có chi phí đầu tư phù hợp.

    Các loại booth sampling phải được dán hình ảnh quảng cáo, phù hợp với sản phẩm cho từng đợt chương trình của từng loại hàng hóa. Hãy lựa chọn các loại booth sampling sao cho phù hợp với nơi trưng bày, đảm bảo tính cơ động và hơn hết phải dễ sử dụng, tháo lắp dễ dàng.

    2.4 Sampling đúng người, đúng mục tiêu

    Chúng ta thực hiện sampling, tặng quà nhằm gây ấn tượng và khiến họ nhớ tới sản phẩm của doanh nghiệp. Nên đừng bao giờ nghĩ rằng sản phẩm dùng thử, sản phẩm quà tặng thì khách hàng sẽ nhận mà không qua tâm đến sản phẩm đó có thực sự hữu ích, có thực sự cần thiết đói với khách hàng hay không.

    Bên cạnh đó, không nên phát thử tràn lan, không sàn lọc đối tượng mà chỉ muốn cho mau hết chương trình. Như vậy mục tiêu của chương trình đã bị suy giảm hiệu quả bởi sự nôn nóng và thiếu kỷ luật cũng như quá trình giám sát chương trình.

    Việc giới thiệu sản phẩm đến khách hàng rất quan trọng. Vì thế, đội ngũ PG cần được huất luyện kĩ lượng, hết sức chỉn chu và cần phải tìm hiểu thật kỹ thói quen khách hàng, sở thích, nhu cầu,…khi đó chúng ta mới đưa ra cách thức phù hợp với đối tượng khách hàng vì họ chính là người mang thông điệp và đưa sản phẩm đến khách hàng. Nhân viên càng hiểu rõ càng tốt. Cần hiểu cơ bản về sản phẩm với: Công dụng, cách thức sử dụng, thành phần…Nói cách khác là những thông tin cơ bản về sản phẩm.

    Sự hiện diện đúng thời điểm, đúng người sẽ giúp cho thương hiệu trở thành một phần trong tổng thể trải nghiệm của khách hàng một cách tự nhiên không tạo cho họ cảm giác khó chịu khi phải nhận hàng mẫu một cách gượng ép.

    2.5 Lên kế hoạch cụ thể khi sampling

    Thực hiện sampling thật sự là phương pháp hiệu quả trong marketing, chiến dịch này nhằm tăng hiệu quả truyền thông. Tuy nhiên, cần lựa chọn hình thức sampling phù hợp và có kế hoạch cụ thể. Nếu không bạn sẽ chẳng thu lại được gì mà tiêu tốn chi phí rất lớn. Bạn có thể lên kế hoạch về nhân sự, địa điểm, hình thức, ngân sách…Tất cả những vấn đề liên quan đến Sampling đều cần được chú ý.

    2.6 Luôn lưu trữ và thu thập thông tin khách hàng qua những lần sampling

    Thông tin được thu thập ở dạng câu hỏi trong đó có chứa ý kiến phản hồi từ khách hàng đối với sản phẩm được dùng thử, được thống kê lại thành một bộ dữ liệu lớn để đơn vị Marketing có thể tổng hợp, phân tích đánh giá và có những điều chỉnh phù hợp ở lần cải tiến tiếp theo cũng như cô đọng nguồn lực tập trung phục vụ phân khúc khách hàng được chính xác hơn và hiệu quả hơn.

    3. Khi nào doanh nghiệp cần nên sampling?

    Tùy thuộc vào mục đích của công ty, doanh nghiệp mà có hình thức cho khách hàng sử dụng các sản phẩm dùng thử này lại được áp dụng vào các thời điểm khác nhau:

    Trên đây là một số kinh nghiệm tổ chức sampling hiệu quả. Mong rằng qua bài viết các bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích để bắt đầu triển khai chương trình sampling cho mình nhé.

    Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ: icon-dong-hungole-blog (519)  icon-dong-hungole-blog (519)  icon-dong-hungole-blog (519)       

    CÔNG TY TNHH TM - DV QUẢNG CÁO VÀ SỰ KIỆN FALCON

    Địa chỉ: 904/54 Nguyễn Kiệm, Phường 3, Quận Gò Vấp, TP HCM

    Hotline: 0909 14 84 26 - 0978 16 74 98  

    Mail: quangcaofalcon@gmail.com

    Website: www.quangcaofalcon.com

    Chia sẻ:
    Bài viết khác: